SGGP
Từ nhiều năm qua, các luật sư của Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM đã thường trực tư vấn miễn phí cho kiều bào về các vấn đề: nhà đất, thừa kế, quốc tịch, làm lại giấy tờ tùy thân…
Rất nhiều lượt kiều bào đã được hỗ trợ thiết thực và các luật sư đang âm thầm vun đắp chiếc cầu nối gắn kết kiều bào với đất nước.
Một vụ việc chưa có tiền lệ
Mong muốn về lại quê hương an dưỡng tuổi già, năm 2009, bà N.T.L. (Việt kiều Canada) mua một căn nhà rộng 84m2 trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM. Thời điểm đó, quy định pháp luật chưa cho phép kiều bào được mua nhà đất nên bà N.T.L. nhờ người cháu là L.T.S. (sinh năm 1966, ngụ quận 1) đứng tên giùm trong sổ hồng được cấp năm 2010. Năm 2013, bà muốn người cháu chuyển lại tên trên sổ hồng thì anh S. không chịu, đòi bà L. phải trả cho mình gần 1 tỷ đồng mới chịu sang tên. Không ngờ người cháu thay lòng đổi dạ và không rành về các quy định pháp luật ở trong nước, bà N.T.L. gõ cửa Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM (thuộc Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM). Vụ việc được luật sư Lâm Quang Quý đảm nhận và anh đã hỗ trợ bà L. thương lượng với người cháu, lấy lại được căn nhà.
Tuổi cao sức yếu, chưa kịp làm di chúc thì bà N.T.L. qua đời vào tháng 3-2016. “Đến viếng tang mà tôi lo lắm. Bà N.T.L. không để lại di chúc về các tài sản rất lớn là nhà cửa, sổ tiết kiệm. Trong khi 3 người con của bà đều định cư ở nước ngoài, chưa có quốc tịch Việt Nam và tiếng Việt lại không rành. Giải quyết hậu sự các vấn đề pháp lý như thế nào đây?”, luật sư Lâm Quang Quý trăn trở về vụ việc chưa có tiền lệ này. Và từ đây, bắt đầu một hành trình dài chuyển tài sản từ người mẹ đã mất tới 3 người con đều là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
Đầu tiên, luật sư giúp 3 người con làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nhưng để 3 người con được thừa kế, trước hết phải chứng minh họ là những người đủ điều kiện để thừa kế hợp pháp. Đủ các rắc rối phát sinh. Luật sư Lâm Quang Quý phân tích, vấn đề nhiều kiều bào thường gặp là có 2 tên, khi ở Việt Nam mang tên Việt, lúc định cư lại ghép tên nước ngoài vào. Thành ra, khi có các vấn đề pháp lý phát sinh, để chứng minh 2 tên là 1 người cũng khó. Với bà N.T.L., xét về giấy tờ, 3 người con là con của bà N.T.L. chứ không phải là con của bà Albert T.L. “Động đâu, vướng đó”, luật sư phải đi thu thập các chứng cứ chứng minh hàng thừa kế thứ nhất gồm chồng và 3 con. Người chồng đã qua đời năm 2005 nên phải kèm theo giấy khai tử. Nhưng thế vẫn chưa đủ, phải kèm cả giấy kết hôn từ ngày xưa để chứng minh; bà N.T.L. tạo lập nhà vào các năm 2010, 2014, lại phải có thêm giấy chứng minh thời gian sau khi chồng mất (2005) đến khi tạo lập căn nhà, bà N.T.L. sống độc thân. Rồi 3 người con đều chưa có quốc tịch Việt Nam, mà họ là người nước ngoài thì sở hữu nhà như thế nào?
Để 3 người con nhận được nhà ở Việt Nam, luật sư lại viện dẫn quy định pháp luật về việc thừa kế và dẫn chứng vấn đề thừa kế là thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia dù luật pháp thế nào nhưng cũng không thể truất quyền thừa kế hợp pháp của người thân. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của luật sư, cuối cùng, một việc chưa có tiền lệ là 3 người con là người nước ngoài, không biết tiếng Việt đã nhận được toàn bộ tài sản của mẹ, gồm căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng và 2 sổ tiết kiệm 5 tỷ đồng ở 2 ngân hàng. Ban đầu, chính 3 người con cũng không tin rằng có ngày bảo tồn được toàn bộ tài sản của người đã mất. Ngày nhận được tài sản của mẹ, cả 3 cùng ôm luật sư xúc động.
Theo Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM, qua vụ việc này cho thấy, toàn bộ tài sản hợp pháp của kiều bào ở trong nước đều được bảo đảm, dù người đó đã qua đời.
Mong muốn về lại quê hương an dưỡng tuổi già, năm 2009, bà N.T.L. (Việt kiều Canada) mua một căn nhà rộng 84m2 trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM. Thời điểm đó, quy định pháp luật chưa cho phép kiều bào được mua nhà đất nên bà N.T.L. nhờ người cháu là L.T.S. (sinh năm 1966, ngụ quận 1) đứng tên giùm trong sổ hồng được cấp năm 2010. Năm 2013, bà muốn người cháu chuyển lại tên trên sổ hồng thì anh S. không chịu, đòi bà L. phải trả cho mình gần 1 tỷ đồng mới chịu sang tên. Không ngờ người cháu thay lòng đổi dạ và không rành về các quy định pháp luật ở trong nước, bà N.T.L. gõ cửa Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM (thuộc Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM). Vụ việc được luật sư Lâm Quang Quý đảm nhận và anh đã hỗ trợ bà L. thương lượng với người cháu, lấy lại được căn nhà.
Tuổi cao sức yếu, chưa kịp làm di chúc thì bà N.T.L. qua đời vào tháng 3-2016. “Đến viếng tang mà tôi lo lắm. Bà N.T.L. không để lại di chúc về các tài sản rất lớn là nhà cửa, sổ tiết kiệm. Trong khi 3 người con của bà đều định cư ở nước ngoài, chưa có quốc tịch Việt Nam và tiếng Việt lại không rành. Giải quyết hậu sự các vấn đề pháp lý như thế nào đây?”, luật sư Lâm Quang Quý trăn trở về vụ việc chưa có tiền lệ này. Và từ đây, bắt đầu một hành trình dài chuyển tài sản từ người mẹ đã mất tới 3 người con đều là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
Đầu tiên, luật sư giúp 3 người con làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nhưng để 3 người con được thừa kế, trước hết phải chứng minh họ là những người đủ điều kiện để thừa kế hợp pháp. Đủ các rắc rối phát sinh. Luật sư Lâm Quang Quý phân tích, vấn đề nhiều kiều bào thường gặp là có 2 tên, khi ở Việt Nam mang tên Việt, lúc định cư lại ghép tên nước ngoài vào. Thành ra, khi có các vấn đề pháp lý phát sinh, để chứng minh 2 tên là 1 người cũng khó. Với bà N.T.L., xét về giấy tờ, 3 người con là con của bà N.T.L. chứ không phải là con của bà Albert T.L. “Động đâu, vướng đó”, luật sư phải đi thu thập các chứng cứ chứng minh hàng thừa kế thứ nhất gồm chồng và 3 con. Người chồng đã qua đời năm 2005 nên phải kèm theo giấy khai tử. Nhưng thế vẫn chưa đủ, phải kèm cả giấy kết hôn từ ngày xưa để chứng minh; bà N.T.L. tạo lập nhà vào các năm 2010, 2014, lại phải có thêm giấy chứng minh thời gian sau khi chồng mất (2005) đến khi tạo lập căn nhà, bà N.T.L. sống độc thân. Rồi 3 người con đều chưa có quốc tịch Việt Nam, mà họ là người nước ngoài thì sở hữu nhà như thế nào?
Để 3 người con nhận được nhà ở Việt Nam, luật sư lại viện dẫn quy định pháp luật về việc thừa kế và dẫn chứng vấn đề thừa kế là thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia dù luật pháp thế nào nhưng cũng không thể truất quyền thừa kế hợp pháp của người thân. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của luật sư, cuối cùng, một việc chưa có tiền lệ là 3 người con là người nước ngoài, không biết tiếng Việt đã nhận được toàn bộ tài sản của mẹ, gồm căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng và 2 sổ tiết kiệm 5 tỷ đồng ở 2 ngân hàng. Ban đầu, chính 3 người con cũng không tin rằng có ngày bảo tồn được toàn bộ tài sản của người đã mất. Ngày nhận được tài sản của mẹ, cả 3 cùng ôm luật sư xúc động.
Theo Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM, qua vụ việc này cho thấy, toàn bộ tài sản hợp pháp của kiều bào ở trong nước đều được bảo đảm, dù người đó đã qua đời.
Hỗ trợ thiết thực
Rất nhiều vụ việc đã được các luật sư tư vấn hiệu quả giúp kiều bào. Cặp vợ chồng trẻ là họa sĩ Trương Minh Thy – Nguyên (Việt kiều Bỉ) và vợ là nghệ sĩ múa Emmanuelle Vincent (Pháp) cũng vừa được tư vấn làm thủ tục mua căn hộ ở quận Bình Thạnh và nhận được sổ hồng. Họa sĩ Trương Minh Thy – Nguyên chia sẻ, nhờ các luật sư hỗ trợ nhiệt tình nên các vấn đề pháp lý được xử lý nhanh chóng. Chị N.T.C. (Việt kiều Canada) cũng lấy lại được tài sản của mình là ngôi nhà và 1 khách sạn ở quận 1, sau sự tranh giành, bất hòa giữa các anh em trong gia đình. Đặc biệt, nhờ sự sắp xếp của luật sư, các anh em chị C. đã gặp nhau, có tiếng nói chung và ôm nhau khóc ngay tại Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM. Đó cũng là lúc các anh em nhận ra tình thân lớn hơn tất cả và mọi bất hòa được hóa giải.
Rất nhiều vụ việc đã được các luật sư tư vấn hiệu quả giúp kiều bào. Cặp vợ chồng trẻ là họa sĩ Trương Minh Thy – Nguyên (Việt kiều Bỉ) và vợ là nghệ sĩ múa Emmanuelle Vincent (Pháp) cũng vừa được tư vấn làm thủ tục mua căn hộ ở quận Bình Thạnh và nhận được sổ hồng. Họa sĩ Trương Minh Thy – Nguyên chia sẻ, nhờ các luật sư hỗ trợ nhiệt tình nên các vấn đề pháp lý được xử lý nhanh chóng. Chị N.T.C. (Việt kiều Canada) cũng lấy lại được tài sản của mình là ngôi nhà và 1 khách sạn ở quận 1, sau sự tranh giành, bất hòa giữa các anh em trong gia đình. Đặc biệt, nhờ sự sắp xếp của luật sư, các anh em chị C. đã gặp nhau, có tiếng nói chung và ôm nhau khóc ngay tại Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM. Đó cũng là lúc các anh em nhận ra tình thân lớn hơn tất cả và mọi bất hòa được hóa giải.
Luật sư Lê Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TPHCM, cho biết nhu cầu về nước đầu tư, làm ăn, sinh sống của kiều bào rất nhiều. Xa quê lâu năm, nhiều kiều bào thiếu thông tin, chưa rành rẽ các quy định pháp luật, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan tới kiều bào như nhà đất, quốc tịch, thừa kế, giấy tờ tùy thân, các thủ tục hành chính khác… Các luật sư ở trung tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ kiều bào qua 4 kênh: trao đổi trực tiếp tại trụ sở trung tâm, giải đáp thắc mắc của kiều bào qua website https://www.alov-hcmc.org.vn hoặc qua email, điện thoại.
Theo luật sư Lê Thị Khánh Trang, vấn đề nóng bỏng nhất là trong lĩnh vực nhà đất, nhiều kiều bào trước đây nhờ người thân đứng tên bất động sản giùm nên bây giờ phát sinh việc tranh chấp. Khó khăn ở chỗ, trước đây việc chuyển tiền mà kiều bào thực hiện lại chủ yếu qua kênh không chính thức, không chứng từ, không giấy tờ chứng minh chuyển tiền để mua nhà đất. Hoặc, có chứng minh được việc chuyển tiền nhưng lại không chứng minh được mục đích chuyển tiền (để mua nhà đất). Trong khi đó, sổ hồng là người khác đứng tên. Vì vậy, kiều bào rất khó lật ngược lại vấn đề, hoặc cũng chỉ được tuyên nhận lại số tiền đã gửi, chứ không phải nhận lại nhà đất mình nhờ mua. Cũng bởi thế, các luật sư thường chú trọng tư vấn kiều bào và người thân gặp gỡ, thương lượng với nhau, việc thương lượng không những để nhận lại tài sản mà còn là dịp hiểu nhau, nhận lại tình thân đã có lúc bị kim tiền che phủ.