Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt

Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp được đổi tên thành Lê Văn Duyệt nhìn từ trên cao – Ảnh: TỰ TRUNG
12/07/2020 15:53 GMT+7

TTO – Tại cuộc họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX ngày 11-7 đã thông qua nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Cầu Bông đến Phan Đăng Lưu thành đường Lê Văn Duyệt.

Với việc thông qua này, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (trên địa phận quận Bình Thạnh) sẽ một lần nữa được đặt tên là Lê Văn Duyệt, bởi trước năm 1975 đoạn đường này đã mang tên Lê Văn Duyệt.

Sài Gòn trước 1975 còn có đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách Mạng Tháng 8, bắt đầu từ ngã sáu Phù Đổng đến ngã tư Bảy Hiền, có tài liệu ghi kéo dài đến quốc lộ 1 (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh).

Theo Ban đô thị HĐND TP.HCM, Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1764, mất năm 1832, còn được gọi là Tả quân Duyệt) là nhân vật lịch sử có công lao trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất Gia Định và Nam Bộ. Vì vậy, TP.HCM cần phải có một con đường mang tên ông.

Không chỉ vậy, việc đổi tên một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt sẽ tạo thành cụm danh nhân thời Gia Định xưa như: đường Lê Quang Định, đường Trịnh Hoài Đức, đường Ngô Nhân Tịnh, đường Võ Trường Toản, đường Bùi Hữu Nghĩa… giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm kiếm.

Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn qua Cầu Bông đến Phan Đăng Lưu ngoài có khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt còn nhiều công trình có giá trị lịch sử gắn liền với tên đường như Cầu Bông hay Trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt rất nổi tiếng ở sài Gòn – Gia Định (hiện ngôi trường này mang tên Trường THPT Võ Thị Sáu).

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 3.

Tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh hiện nay, trước 1975 cũng mang tên đường Lê Văn Duyệt, gắn liền với tuyến đường xưa là một ngôi trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt rất nổi tiếng ở Sài Gòn – Gia Định. Sau 1975 ngôi trường này được đổi tên thành Trường THPT Võ Thị Sáu – Ảnh TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 4.

Tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh hiện nay, trước 1975 cũng mang tên đường Lê Văn Duyệt, còn có một cây cầu nổi tiếng với những nét đẹp kiến trúc gắn liền với lịch sử con đường, nối liền hai bờ quận 1 và Bình Thạnh. Đó là cây cầu Bông, được xây dựng từ thế kỷ 18 – Ảnh TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 5.

Trên đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt có lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt – Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 6.

Lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt nhìn từ trên cao tại nút giao đường Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng ( vừa được HĐND thông qua đổi tên thành Lê Văn Duyệt)- Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 7.

Khung cảnh bên trong lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt – Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 8.

Ông Từ Mai Quốc Trinh (75 tuổi) từ tỉnh Tây Ninh làm công quả tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt suốt 13 năm qua – Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 9.

Công trình Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt còn được biết đến là Lăng Ông (Bà Chiểu) đang tu sửa cổng vào – Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 10.

Trước 1975 cũng có một con đường mang tên Tả Quân Lê Văn Duyệt bắt đầu từ ngã sáu Phù Đổng đến ngã tư Bảy Hiền, có tài liệu ghi lại kéo dài đến quốc lộ 1 (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh ). Trong ảnh: đoạn đầu tuyến đường tuyến đường Lê văn Duyệt khu vực ngã sáu Phù Đổng – Ảnh TỰ TRUNG

Ngắm đoạn đường Đinh Tiên Hoàng sắp đổi tên thành Lê Văn Duyệt - Ảnh 11.

Trong ảnh, góc ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (trước 1975) nay là Cách mạng Tháng 8 – Nguyễn Đình Chiểu, nơi đây từng xảy ra sự kiện chấn động khi nhà sư Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản chiến năm 1963, tại đây đặt bia ghi công Bồ tác Thích Quảng Đức – Ảnh TỰ TRUNG

TỰ TRUNG – TIẾN LONG